Kết quả tìm kiếm cho "ấp Bình Quới"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 326
Đặc thù huyện Phú Tân là địa bàn cù lao có nhiều kênh rạch tự nhiên, nhiều cây cầu ván nhỏ hẹp đến nay đã xuống cấp, trở ngại cho việc đi lại của người dân. Trong bối cảnh ngân sách đầu tư hàng năm còn hạn chế, địa phương đã vận động nhiều nguồn lực đóng góp. Nhờ đó, số lượng cầu nông thôn tăng lên theo thời gian, tạo niềm phấn khởi cho người dân và khởi sắc cơ sở hạ tầng.
Học vấn thấp, thiếu suy nghĩ, cùng bản tính hung hăng, đã khiến nhiều thanh, thiếu niên phải chịu gánh những hậu quả không đáng có khi bước vào cuộc sống xã hội.
Thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát theo phát động của Thủ tướng Chính phủ, huyện Phú Tân phấn đấu hoàn thiện 297 căn nhà (cất mới và sửa chữa), tổng kinh phí khoảng 16,8 tỷ đồng. Mỗi ngành, địa phương đã được phân công để tham gia chương trình một cách khoa học, minh bạch, đảm bảo mọi chính sách hỗ trợ đến đúng người.
Qua phát động thực hiện mô hình “Tương trợ mai táng phí”, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Vĩnh An (huyện Châu Thành) đã giúp đỡ phần nào khó khăn cho gia đình người qua đời, góp phần “Yên lòng người ra đi - Ấm lòng người ở lại”.
Đến cuối năm 2024, trên địa bàn huyện Châu Phú phát triển được 618,85ha diện tích sản xuất tập trung. Năm 2025, địa phương tiếp tục mở rộng thêm 50ha tại các vùng sản xuất tập trung, hướng đến mục tiêu gia tăng sự đồng nhất về chất lượng nông sản, đáp ứng điều kiện về quy mô theo yêu cầu của thị trường.
Vì muốn ra oai thể hiện và bản tính hung hăng, mà có người đã hành động sai trái, dẫn đến cảnh tù tội. Mỗi mức án đều tương xứng với tính chất vụ việc và qua đó cũng nhằm răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung cho loại tội phạm “Cố ý gây thương tích” đang diễn ra khá phổ biến.
Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng vừa làm việc với UBND huyện Tri Tôn và chỉ đạo nhiều giải pháp, định hướng cho sự phát triển KTXH huyện Tri Tôn...
Hoàn cảnh gia đình vốn đã khó khăn, chẳng may ngã bệnh, nên cuộc sống gia đình chị Nguyễn Thị Huệ (43 tuổi) và bà Nguyễn Thị Dung (57 tuổi) cùng ngụ tại xã Bình Phước Xuân (huyện Chợ Mới) rơi vào bế tắc.
Sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường (BVMT) đang là xu hướng tất yếu hiện nay. Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến khích nông dân áp dụng kỹ thuật tiên tiến để giảm thiểu tác động đến môi trường và tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, phù hợp thị hiếu của thị trường, góp phần hướng tới sản xuất nông nghiệp giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững.
Xây dựng gia đình với những giá trị cốt lõi “ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh”, nhiều hộ gia đình trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực vượt qua khó khăn, cùng nhau vun đắp xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi dạy các con khôn lớn, trưởng thành.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (gọi tắt là xây dựng đời sống văn hóa)” ở huyện Châu Thành không ngừng phát triển, trở thành phong trào thi đua sôi nổi, nhận được sự hướng ứng của Nhân dân. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội (KTXH).
Phong trào nuôi ốc bươu đen để tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình được nhiều hộ nông dân đang triển khai thực hiện ở nhiều địa phương trong tỉnh. Từ mô hình này, giúp nhiều hộ thoát nghèo và kinh tế gia đình ngày một khấm khá hơn. Trong đó, mô hình nuôi ốc bươu đen của anh Lâm Chí Cường, ngụ ấp Vĩnh Phú, xã Lạc Quới (huyện Tri Tôn) là một điển hình.